Tin tức sự kiện
   A+ =A -A

DI TÍCH LỊCH SỬ "ĐỊA ĐẠO NÚI BỤT" ĐÔI ĐIỀU TRĂN TRỞ

19/04/2024 - 10:22

 

 DI TÍCH LỊCH SỬ  “ĐỊA ĐẠO NÚI BỤT”

Ở XÃ ÂN PHONG; ĐÔI ĐIỀU TRĂN TRỞ !

         

Mỗi độ tháng tư về, người dân Ân Phong lại dâng lên tâm trạng tự hào với truyền thống hào hùng của ngày chiến tháng 19 tháng tư; ngày truyền thống của Đảng bộ, Quân và Dân huyện Hoài Ân! Ghi lại dấu ấn một thời oanh liệt của Quân-Dân xã Ân Phong cùng với sư đoàn 3 Sao vàng chiến đấu anh dũng, và chiến thắng oai hùng hiện còn lưu lại trên địa bàn xã Ân Phong hai di tích lịch sử được xếp hạng cấp tỉnh là “Chiến thắng Chi khu quận lỵ Hoài Ân năm 1972”  tại thôn An Hậu, (là di tích được xếp hạng cấp tỉnh đầu tiên của huyện cùng với chiến thắng Gò Loi ở xã Ân Tường Tây ngày 10 tháng 8 năm 1996). Còn Di tích Địa Đạo Núi Bụt ở thôn An Chiểu cũng được UBND tỉnh Bình Định xếp hạng Di tích cấp tỉnh theo quyết định số 418, ngày 16/06/2009. Cũng như các di tích trên địa bàn huyện, tất cả đều đã được xây dựng bia bảng. Đây là niềm tự hào và là địa chỉ Đỏ để giáo dục truyền thống đấu tranh cách mạng cho thế hệ trẻ của địa phương.   

Tuy nhiên, việc phát huy tác dụng của từng di tích còn phụ thuộc khá nhiều yếu tố. Chẳn hạn, cùng trên một địa bàn nhưng di tích Chiến thắng chi khu quận lỵ Hoài Ân năm 1972 (vừa là Nghĩa trang Liệt sỹ của xã Ân Phong) nên hằng năm có từ 4 đến 5 lượt địa phương tổ chức thăm viếng mộ Liệt sĩ, kết hợp tham quan khu di tích. Nên việc phát huy tác dụng là khá rỏ nét. Bên cạnh đó di tích “Địa đạo núi Bụt”  kể từ ngày xếp hạng và xây dựng bia bảng đến nay hầu như trầm mặc trong rừng keo, mà có lẽ muốn tìm đường lên di tích không phải dễ.

Theo lời kể của đồng chí Lê Văn Cải  (bí thư chi bộ xã Ân Phong giai đoạn cuối năm 1971 đến tháng 4/1973) và tài liệu ghi trong truyền thống đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và Nhân dân xã Ân Phong:

…“Với vị trí chiến lược quân sự quan trọng của Núi Bụt, tiền đồn phía đông quận lỵ, nằm ở trung tâm của xã Ân Phong, từ đây có thể quan sát phát hiện địch từ xa, chủ động ngăn chặn, đánh địch phản kích với quy mô lớn, nên trong kế hoạch bảo vệ vùng giải phóng huyện Hoài Ân năm 1972, Núi Bụt được xác định là một chốt điểm cần phải xây dựng hệ thống trận địa phòng ngự kiên cố để chốt giữ, bảo vệ cả một cả một vùng phía Đông của huyện. Còn đối với kẻ thù, chúng quyết đánh chiếm lại căn cứ quan trọng này để khống chế phía đông làm bàn đạp tiến công tái chiếm quận lỵ”…

Sau khi có chủ trương của huyện ủy và Đảng ủy Sư đoàn 3, bộ chỉ huy sư đoàn triển khai đến từng cán-bộ chiến sĩ; huyện ủy Hoài Ân chỉ đạo chi bộ xã Ân Phong phối hợp chặt chẽ với bộ đội chủ lực tổ chức xây dựng trận địa phòng ngự, đồng thời vận động toàn dân hỗ trợ nhân lực, vật lực trong việc đào địa đạo núi Bụt; xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm và cấp bách được ưu tiên đặc lên hàng đầu. Từ tháng 3 đến tháng 7 năm 1973, trong hoàn cảnh vừa chiến đấu chống địch nống lấn, vừa tránh phi pháo và hàng trăm đợt ném bom đánh phá của địch, lực lượng bộ đội chủ lực của sư đoàn 3 và nhân dân xã Ân Phong đã xây dựng hoàn thiện hệ thống phòng ngự và triển khai đào địa đạo ở hai bên sườn núi Bụt. Với quyết tâm cao, không kể ngày đêm nhiều cán bộ, chiến sĩ du kích và  nhân dân trong xã đã được huy động với trên một ngàn lượt ngày công tham gia trực tiếp đào địa đạo, huy động hàng chục tấn gạo cùng hàng nghìn ký thực phẩm, các loại thuốc men, đường sữa… nhằm tiếp sức cho lực lượng trực tiếp chiến đấu và đào địa đạo. Đồng thời huy động nhân dân ủng hộ cây, gỗ, ván, cột nhà, cánh cửa, trụ sắt v.v… để làm vật chống đỡ miệng hầm tạo không khí hăng hái thi đua sôi nổi với quyết tâm tất cả cho tiền tuyến, tất cả vì phía trước.

Ròng rã hơn 5 tháng trời, cán bộ chiến sĩ sư đoàn 3 và quân dân xã Ân Phong đã kiên trì vượt qua khó khăn, để liên tục đào địa đạo theo phương thức 3 ca, thay phiên lao động không nghĩ; từng nhóm 3 đến 5 người, vừa đào vừa vận chuyển đất ra bên ngoài; với công cụ thô sơ như cuốc chim, xẻng cá nhân, xà beng, giỏ tre, xe đẩy cút kít một bánh tự chế bằng gỗ. Ban đêm phải dùng dầu dừa và tiêm bông gòn làm đèn chiếu sáng.

 Cấu trúc của địa đạo núi Bụt theo hình chữ Y (dài) gồm có 3 cửa : Cửa thứ nhất được đào từ phía Đông thẳng vào vách núi, hình vòm có chiều cao khoảng 2 mét, chiều rộng 1,5 mét, cửa  hầm dựng mái chữ A bằng tấm ri sắt, cột cây gỗ chống đỡ; Cửa thú hai mở từ lưng chùng núi phía Tây, cửa hầm hình tròn được đào sâu xuống khoảng 1,5m theo  bậc cấp, cửa này thông với cửa thứ nhất theo đường hầm có hình vòm cao khoảng hai mét và rộng 1,2m; Cửa thứ ba  được đào từ đỉnh đồi, cửa hầm hình tròn được đào theo từng cấp, khi xuống sâu khoảng hai mét đường hầm chài ra chạy dài và thông với cửa thứ nhất và cửa thứ hai.  Tại cửa hầm trên đỉnh đồi được xây dựng một hầm “bò” để đặt súng máy dùng để bắn máy bay của địch. Toàn bộ đường hầm bên trong địa đạo có chiều cao từ 1,8 đến 2 mét, chiều rộng từ 1,2 đến 1,5m; nơi rộng nhất gần 20 m dùng làm nơi hội họp, trạm phẩu thuật cứu chữa thương binh, nơi trú quân huấn luyện… tổng chiều dài của địa đạo hơn 250 mét, xuyên sâu trong lòng núi dùng làm nơi trú quân an toàn, tạo sự an tâm, tin tưởng cho cán bộ chiến sỹ, du kích khi tham gia giữ chốt và là nơi để huấn luyện chiến đấu chống địch phản kích từ năm 1973 đến ngày đại thắng 30/04/1975”.

Chúng tôi đến gặp anh Lê Văn Trông nguyên xã đội trưởng, người đã trực tiếp chỉ huy và tham gia đào địa đạo, anh nhớ lại:  …. (band ghi âm) …. ………………………………………………………………………………….

Trong những năm gần đây,  nhất là dịp kỷ niệm 50 năm giải phóng huyện nhà, nhiều đoàn CCB của sư đoàn 3 sao vàng về thăm lại chiến trường xưa và ý kiến của các nhân chứng lịch sử đã từng tham gia đào địa đạo (nay đã ngoài tuổi 70) như đ/c Nguyễn Văn Minh nguyên chủ tịch UBND xã Ân Phong, trưởng ban liên lạc 19/4 của xã, đ/c Lê Thị Kiệu ở thôn An Chiểu v.v… mong muốn được các cơ quan chức năng khảo sát và đề nghị Nhà nước đầu tư kinh phí để tôn tạo di tích “Địa đạo núi Bụt”.

Được biết, ngày 27/11/2023 UBND xã Ân Phong đã tổ chức khảo sát lại di tích có sự tham gia của lãnh đạo trung tâm VHTT-TT huyện. Hiện trạng di tích do thời gian tác động và sinh hoạt sản xuất của người dân, nên  đã bị vùi lấp toàn bộ hệ thống giao thông hào quanh núi Bụt và các cửa vào địa đạo. Mơ ước của  người Dân Ân Phong nói chung và các nhân chứng lịch sử nói riêng là “Phục dựng lại toàn bộ hệ thống địa đạo, hệ thống công sự kết hợp xây dựng biểu tượng chiến thắng trên đỉnh núi Bụt, quy hoạch xây dựng cảnh quang làm nơi vui chơi giải trí cho khách đến tham quan, thắp hương tưởng niệm, tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống”… xứng tầm là di tích: Khẳng định sức mạnh của tình đoàn kết Quân-Dân giữa bộ đội sư đoàn 3 Sao vàng và nhân dân địa phương, là niềm tự hào của không chỉ của người dân Ân Phong mà là của Đảng Bộ, Quân và Dân huyện Hoài Ân chúng ta./-

                                                                                                                                                Quốc Danh (đài Tr.thanh ÂP)

Xếp hạng bài viết
Click để đánh giá bài viết
VIDEO
HINH ẢNH
ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ ÂN PHONG

Địa chỉ: Linh Chiểu- Ân Phong- Hoài Ân –Bình Định

Đường dây nóng báo cáo sự cố về an toàn thông tin: 0919453714

Người chịu tránh nhiệm nội dung: Hồ Văn Đương – Chủ tịch UBND

@ Bản quyền thuộc về: ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ ÂN PHONG

Liên hệ
  • Điện thoại: 0919 453714

  • Email: duonghv@hoaian.binhdinh.gov.vn